Quyết định xử phạt người đi xe máy không sang tên đổi chủ từ 2017
Theo những thông tin mới nhất từ cục CSGT cho biết, kể từ ngày 01/01/2017 sẽ bắt đầu thực hiện việc xử phạt người đi xe máy, xe mô tô 2 bánh, 3 bánh nhưng không tiến hành sang tên đổi chủ (sử dụng phương tiện không chính chủ trên giấy tờ)
Quyết định xử phạt người đi xe máy không sang tên đổi chủ có hiệu lực từ 01/01/2017
Mới đấy, cục CSGT (Bộ Công An) đã vừa có những văn bản chỉ đạo CSGT các tỉnh, thành phố tổ chức các buổi họp cơ qua truyền thông báo chí địa phương với mục đích tuyên truyền cho người dân nắm bắt được luật mới, và nhanh chóng đi thực hiện hoàn tất thủ tục sang tên đổi chủ đối với xe mô tô, xe gắn máy, 2,3 bánh (kể cả đối với xe máy điện), được chuyển nhượng qua nhiều chủ nhưng không có chứng từ chuyển nhượng hoặc chứng từ chuyển nhượng không đầy đủ.
Theo đó kề từ ngày 01/01/2017, dựa theo điều 30 NĐ 46 được nhà nước chính phủ ban hành thì CSGT sẽ có quyền xử phạt từ 100.000 – 200.00 đồng đối với những cá nhân và từ 200.000 – 400.000 đồng đối với tổ chức sử dụng phương tiện xe mô tô, xe gắn máy 2,3 bánh và các loại phương tiện tương tự nhưng không làm thủ tục đăng ký sang tên đổi chủ (chuyển tên của chủ xe trong giấy tờ đăng ký xe sang tên của mình). Lưu ý rằng quy định này được áp dụng với cả những trường hợp, phương tiện đươc cho, tặng, phân bổ, điều chuyển hoặc thừa kế.
Những quy định liên quan đến thủ tục sang tên đổi chủ phương tiện
Theo điều 24, thông tư 15 của nhà nước quy định thì khi đăng ký sang tên phương tiện ở khu vực trong cùng một tỉnh thì người dân cần chuyển cho cho mình giấy đăng ký sang tên, di chuyển phương tiện và có cam kết của người đang sử dụng, chịu trách nhiệm trước pháp luật về phương tiện đi làm thủ tục đăng ký, đồng thời cần có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng phương tiện từ cơ quan Công An cấp xã ở ngươi người đang sử dụng phương tiện thường trú.
Chứng từ nộp lệ phí trước bạ xe theo quy định gồm có: Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ sở hữu phương tiện của người bán cuối cùng. Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện.
Đối với trường hợp người đang sử dụng phương tiện không có những chứng từ liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu phương tiện thì cần phải chuẩn bị giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển phương tiện phải có cám kết của người đang sử dụng phương tiện là người trực tiếp chịu trách nhiểm trước pháp luật về phương tiện làm thủ tục đăng ký.
Đối với những trường hợp đăng ký sang tên đổi chủ phương tiện sang tỉnh khác, người dân cũng cần phải chuẩn bị tờ khai đăng ký xe gồm có: giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe và phiếu sang tên di chuyển xe cùng với hồ sơ gốc của xe, chứng từ nộp lệ phí trước bạ theo quy đinh của nhà nước
Có thể nói rằng, việc sử dụng xe không chinh chủ ở tại Việt Nam hiện nay là vô cùng phổ biến và tốn tại ở rất nhiều những hình thức khác nhau. Chính vì việc đưa ra những hình thức xử lý sao cho thỏa đáng tất cả các trường hợp đang là mối quan tâm của rất nhiều người. Mong rằng bài viết này đã thế cung cấp đến cho các bạn những thông tin hữu ích một cách cơ bản nhất để tránh bị xử phạt một cách vô lý trong tương lai. Hãy để lại ý kiến đóng góp ở bến dưới để cùng thảo luận về vấn đề này nhé.
áp dụng được nỗi không và triệt để ko mới là vấn đề